PLDD - Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da

    PLDD - Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da

    PLDD - Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da

    Thêm giỏ hàng thành công.
    Kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) là gì?
    Kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) là gì?
    Kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD) là gì?
     

    PLDD là viết tắt tiếng Anh của kỹ thuật Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (Percutaneous Laser Disc Decompression), do Choy và Ascher đề xuất và được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1986 tại Áo.
    Bản chất của kỹ thuật này là dùng năng lượng laser bốc bay một lượng nhỏ nhân nhầy, làm giảm áp suất nội đĩa để giải phóng sự chèn ép thần kinh.


    Sau khi gây tê tại chổ, phẫu thuật viên dùng một kim chọc tuỷ nhỏ, chọc vào nhân nhầy đĩa đệm dưới sự định vị bằng các phương tiện chẩn đoan hình ảnh. Một dây dẫn laser đường kính 400 micromet đuợc luồn qua kim vào nhân nhầy. Năng luợng laser làm nhân nhầy bốc hơi thành khí thoát ra ngoài. Chỉ cần một lượng nhân nhầy bay hơi cũng có thể làm áp suất nội đĩa giảm xuống tới 50%, đủ giải phóng chèn ép thần kinh. Cấu trúc cột sống và chức năng đĩa đệm được bảo tồn.

    ƯU ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT PLDD

    • Là một thủ thuật, không cần nằm viện.
    • Hiệu quả cao nếu đúng chỉ định
    • Không phải mổ, không làm tổn hại da, cơ, xương, dây chằng
    • Thực hiện dưới gây tê, không phải gây mê
    • Bảo tồn cấu trúc và chức năng đĩa đệm
    • Độ an toàn cao, thời gian phục hồi nhanh
    • Có thể thực hiện cho các bệnh nhân có nguy cơ cao đối với mổ hở như người bị bệnh tiểu đường, tim mạch, giảm chức năng gan, thận v.v
    • Nếu đáp ứng kém vẫn có thể mổ hở hoặc nội soi.

    Alt text

    HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT PLDD

    Theo thông báo từ nhiều tác giả, tỷ lệ thành công của kỹ thuật PLDD là 75-93%. Ở trung tâm chúng tôi, với gần 6.000 bệnh nhân đuợc điều trị trong khoảng thời giàn từ tháng 6 năm 1999 đến cuối năm 2012, tỷ lệ thành công ở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là trên 80% và ở đĩa đệm cổ là trên 95%.

    BỆNH NHÂN NÀO CÓ THỂ THỰC HIỆN PLDD

    Kỹ thuật PLDD có thể áp dụng cho khoảng 80% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mà các phương pháp điều trị bảo tồn không có kết quả.

    Chống chỉ định tuyệt đối là:

    • Thoát vị có mảnh rời
    • Lao, ung thư cột sống (tiên phát hoặc thứ phát)
    • U cột sống
    • Trượt cột sống độ II trở lên ở vị trí thoát vị
    • Gãy cột sống, nứt, lún đốt sống ở vị trí thoát vị.

    Chống chỉ định tương đối:

    • Chít hẹp ống sống, lỗ liên hợp nặng do gai xương, dày dây chằng vàng, xơ dính sau phẫu thuật cắt bản sống, mở lỗ liên hợp v.v.
    • Đĩa đệm mất nước nặng, có bọt khí trong nhân nhầy
    • Xẹp đĩa đệm nặng
    • Bệnh nhân tâm thần hoặc tâm lý không ổn định.
    •  
     
    Chia sẻ:
    Facebook chat