Bệnh học
Nguyên nhân phần lớn không rõ và phức tạp nhưng có sự khác biệt giữa sạm da Melasma và sạm da bình thường. Có sự gia tăng số lượng hắc tố Melanin, số lượng tế bào hắc tố và cơ quan chứa hắc tố Melanosomes cũng như sự tăng tổng hợp của men Tirosimase. Một nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng mức độ phá hủy sợi đàn hồi do ánh nắng mặt trời (sự gia tăng các mô đàn hồi do tiếp xúc với ánh nắng). Điều này có liên quan đến sạm da, là kết quả của sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Quan sát da dưới kinh hiển vi, về mặt mô học, lão hóa da là do tế bào bị viêm, đặc biệt là tế bào Mast Cells, đóng vai trò chính trong sự gia tăng VEGF ( Vascular Endothelial Growth Factor – yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu). Một nghiên cứu khác cho thấy có sự gia tăng thụ thể estrogen, có liên quan đến yếu tố nội tiết.
Các yếu tố ảnh hưởng trên da này dự đoán có liên quan đến yếu tố di truyền. Việc hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh sẽ giúp tìm ra được giải pháp điều trị hiệu quả hơn.
Dịch tễ học.
Tỉ lệ chính xác mắc bệnh sạm da ( nám ) đến nay chưa rõ. Nhưng đây là bệnh thường gặp, tỉ lệ mắc phải thay đổi rõ ràng về địa lý (chỗ ở, khí hậu, môi trường). chênh lệch nam nữ là 9/1. Thường gặp ở những người có màu da sậm hơn (đen hơn), và ít gặp ở những người có màu da trắng hoặc da đen. Thường gặp ở những người sống ở khu vực Đông Á, Ấn Độ, Trung Đông, Pakistan, Địa Trung Hải, Châu Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ và Brazil.
Yếu tố nguy cơ
Bao gồm:
• Tuýp da đen: loại III và IV ( theo phân loại của Fitzpatrick, là da có màu đen tự nhiên hoặc da rám nắng)
• Yếu tố nội tiết: nám má thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Một nghiên cứu ở Iran cho thấy, nám má chiếm 15,8% trong tổng số 400 phụ nữ có thai. Ở Pakistan là 46% và một nghiên cứu khác là 70%. Nám má có liên quan đến thai kỳ và thường tự hết sau sanh một năm. Nám má ít gặp ở tuổi dậy thì và thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nó cũng có liên quan đến việc sử dụng thuốc ngừa thai mặc dù vài nghiên cứu cho thấy điều này không liên quan. Có sự liên quan đến bệnh viêm giáp tự miễn.
• Tiếp xúc ánh nắng mặt trời là nguy cơ rõ rệt nhất. Nám má sảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gia tăng vào mùa đông và nặng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
• Di truyền: chiếm 40% bệnh nhân bị sạm da có liên quan đến yếu tố gia đình và đặc biệt là ở những người sinh đôi cùng trứng đã được báo cáo.
• Thuốc: màu sắc da thay đổi cũng như nám má thường gặp ở những người dùng Phenytoin.
• Các sang thương liên quan đến thay đổi sắc tố da khác: một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nám má cao hơn ở phụ nữ bị tàn nhang hoặc bớt hắc tố.
Biểu hiện lâm sàng
• Bệnh nhân thường than phiền về sự xuất hiện của vệt thâm trên da.
• Sự thay đổi màu sắc da thường sảy ra nhiều ở trên mặt, xuất hiện hai bên má.
• Màu sắc da thay đổi từ da rám nắng sang da nâu, đen hoặc xanh nhạt. Thường phân bố đối xứng ở ba khu vực cằm, trán và hai bên má.
( tài liệu tham khảo: DermNet New Zealand)
Chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh Addison
- Nhiễm sắt
- Nhạy cảm với ánh sáng do thuốc: phản ứng của thuốc làm tăng sắc tố da.
- Rối loạn sự hình thành sắc tố da: lão hóa da gây rối loạn sắc tố da do tiếp xúc với ánh nắng.
- Luput ban đỏ dạng đĩa
- Bệnh đại thực bào: sự gia tăng và tích tụ tế bào mast trong các cơ quan khác nhau
- Poikiloderma of Civatte: là sự xuất hiện hồng ban có liên quan đến sắc tố hình vằn, thường thấy ở một bên cổ và hay xuất hiện ở phụ nữ.
- Lichen planus pigmentosus.
- Tàn nhang và tàn nhang do ánh nắng mặt trời.
- Naevus of Oti: bớt màu xanh, xám, nâu đen.. do tăng sắc tố da, thường thấy ở một bên (không đối xứng) do bẩm sinh hoặc người ở tuổi dậy thì.
- Naevus of Hori: bớt xanh xám hoặc nâu xám.. ở má và thường gặp ở tuổi trưởng thành.
Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng, đèn Wood’s có thể giúp định vị sắc tố ở lớp bì hoặc thượng bì. Đa số các trường hợp bị ở cả hai. Đôi khi sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán xác định.
Điều trị.
Tổng quát: nám má là một tình trạng khó điều trị. Yếu tố tiếp xúc ánh sáng mặt trời làm nặng hơn và rất khó để ngăn ngừa, thậm chí là dùng kem chống nắng có chỉ số cao. Tuy nhiên, phải luôn luôn bảo vệ chống lại ánh nắng mặt trời ( đội nón, dùng kem chống nắng chỉ số cao...) đặc biệt là vùng mặt. Trường hợp nhẹ hơn thì bảo vệ đơn giản hơn nhưng cũng phải đảm bảo. Dùng mỹ phẩm che khuyết điểm cũng rất hữu ích.
Nám má có liên quan thai kỳ thường tự hết sau sanh vài tháng. Nám má có liên quan đến nội tiết do sử dụng thuốc ngừa thai thì phải xem xét thay đổi.
Trường hợp do dùng thuốc cũng phải thay đổi.
Những phương pháp điều trị khả thi được các chuyên gia xem xét và điều trị khác nhau trên từng trường hợp.
Thuốc bôi: các tác nhân làm sáng da đặc biệt là Hydroquinone 2-4%, ức chế sự chuyển đổi từ dopa thành melanin, được bôi lên vùng da bị ảnh hưởng vào mỗi tối trong 2-4 tháng. Hiệu quả hơn khi phối hợp với các tác nhân khác.
Trị liệu kem điều trị bộ ba chứa Hydroquinon, Tretinoin và Fluocinolone acetonide. Chứng minh trong một nghiên cứu cho thấy hiệu quả hơn so với sử dụng Hydroquinon một mình. Tỉ lệ thành công 60-80% các trường hợp điều trị.
ở Anh, biệt dược Pigmanorm® thường được kê toa ở phòng khám tư nhưng không cho phép trên toàn nước Anh. Có thể gây ra ban dỏ, bong vảy.
Azelaic acid: thoa ngày hai lần, dùng lâu dài, có thể gây ngứa, châm chích.
Ascorbic acid (vitamin C): hoạt động thông qua đồng (Cu) bằng cách ức chế sự tạo thành melanin. Đồng cần thiết cho sự tổng hợp melanin. Acid Kojic cũng được dùng để điều trị bằng cách gắn kết với đồng.
Tranexamic acid cũng được sử dụng bằng đường uống hoặc thoa.
Ức chế men Tyrosinase và các yếu tố khác trong quá trình tổng hợp melanin, các tác nhân này được sử dụng bao gồm: 4-n-butylresorcinol và oligopeptides.
Lột bằng hóa chất: bao gồm acid glycolic hoặc acid trichlovoacetic được bác sỹ da liễu sử dụng, có thể gây ra kích ứng da.
Tretinoin cũng được sử dụng để lột.
Điều trị bằng laser: một số loại laser được sử dụng bao gồm:
- Laser vi điểm
- Q-swicthed Nd: YAG laser
- Ánh sáng xung
Tiên lượng
Nám má có liên quan đến thai kỳ thường tự hết sau một năm. Đa số các trường hợp hết hoàn toàn nhưng cũng có trường hợp cần thời gian lâu hơn. Một số phương pháp điều trị thành công hoàn toàn, tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm điều trị kém hiệu quả và dẫn đến tái phát.
Nám má có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống vì nó liên quan đến hình thức và thẩm mỹ và có xu hướng biểu hiện trên mặt gây ra di chứng tâm lý nặng nề. Mặc dù đây không phải là bệnh ác tính mà chủ yếu là về vấn đề thẩm mỹ.
Viện Ngoại Khoa Laser
Là đơn vị đầu tiên đưa ứng dụng của Laser vào việc điều trị các tổn thương cũng như các rối loạn sắc tố da. Viện Ngoại Khoa Laser dưới sự chỉ đạo của PGS.TS.BS Trần Công Duyệt cùng với các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu và Laser, là đơn vị uy tín cho các bệnh nhân tìm đến.
Cùng với các dòng máy Laser hiện đại của Hàn Quốc , cộng thêm việc sử dụng hoàn toàn các mỹ phẩm của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sẽ mang lại hiệu quả đáng mong đợi cho các bệnh nhân đang bị các bệnh lý liên quan đến rối loạn sắc tố da.
(*) Lưu ý: kết quả còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.