NGUYÊN NHÂN, HỆ LỤY CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
BS. Trần Đức Anh – 0985075787
Sự kiện: Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp do cột sống phải chịu sức ép liên tục từ các sinh hoạt trong cuộc sống dẫn đến. Ngoài ra có thể do các sang chấn đột ngột vùng cột sống, ác bệnh lý liên quan... dẫn đến
Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị thường bắt đầu với những cơn đau ngắt quãng, thường mức đau sẽ tăng lên khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Cơn đau có xu hướng lan dần xuống các chi và nặng hơn có thể gây tê bì các chi, thậm chí liệt. Tuy nhiên khi nghỉ thì cơn đau lại hết nên bệnh nhân rất hay chủ quan cho rằng đau là do co cơ nên vẫn duy trì thói quen sinh hoạt cũ làm bệnh càng trầm trọng.
Bên cạnh đó chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu hụt canxi, thiếu collagen làm giảm tính bền của vòng xơ đĩa đệm, thoái hóa cột sống... cũng đẩy nhanh tình trạng bệnh
Nhiều trường hợp điều trị thoát vị không kiên trì chữa dứt điểm. Ngoài việc luôn duy trì những sinh hoạt không hợp lý cùng với dùng thuốc ngắt quãng, không bổ sung các các đĩa đệm đã bị thoái hóa thì ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm mất khả năng phục hồi.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Tổn thương hoặc thoái hóa bao xơ làm giảm độ bền cơ học của đĩa đệm. Khi sức bền của bao xơ không đủ để chống chọi áp lực từ nhân nhầy tác dụng ra thì nó sẽ bị phồng lên, thậm chí vỡ ra ở vùng yếu nhất. Đó là hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Khối nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí đĩa đệm cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ - Theo PGS.TS. Trần Công Duyệt - Viện trưởng viện ngoại khoa Laser
Thoát vị càng nặng càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:
+ Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, đau buốt khi làm việc nặng, thậm chí đau sau mỗi cơn ho...
+ Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
+ Đau thần kinh tọa: Cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
+ Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông đến nuôi cơ khiến cơ chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
+ Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất cảm giác linh hoạt chân tay, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
+ Liệt: Thường thì nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể
Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm:
Theo PGS.TS Trần Công Duyệt cho biết, đau buốt cột sống chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đau phụ thuộc vào vị trí thoát vị.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng, đa phần từ lưng đau lan tê xuống chân, đau thần kinh liên sườn, đau dọc theo dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí teo chân, có thể không đi lại được…
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lại đặc trưng với cơn đau đốt sống cổ, cổ kém linh hoạt, cứng cổ vào buổi sáng, đau vai gáy, lan tê xuống cánh tay, tê bì bàn tay. Triệu chứng kèm theo có thể thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn, nôn...
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm?
Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai.. sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch làm các động mạch không cung cấp đủ máu cho cột sống thắt lưng, gây ra nhiều bệnh lý. Sự chèn ép các tĩnh mạch ngoài màng cứng, trong lúc các tĩnh mạch khác không bị chèn ép thì giãn nở ra cũng làm tăng mức độ thoát vị thoái hóa và thoát vị
Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh lý như sau:
Phương pháp điều trị: Thoát vị đĩa đệm không phải căn bệnh đơn giản, bởi vậy cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị bảo tồn, thủ thuật bằng laser, sóng cao tần… thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết.
Tình trạng bệnh lý: Thoát vị giai đoạn 1,2,3 có thể điều trị bảo tồn, trường hợp thoát vị quá nặng, có biểu hiện của teo cơ… thì bác sĩ có chỉ định mổ để tránh nguy cơ liệt.
Thay đổi lối sống: BN có bệnh lý về đĩa đệm nên thay đổi lối sống và các thói quen sinh hoạt tốt, có thể kết hợp các bài thiền, thể thao nhẹ nhàng để củng cố sức bền của đĩa đệm cột sống.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thủ thuật PLDD ( giảm áp đĩa đệm bằng laser) tại Viện ngoại khoa Laser.
Ở đây, bạn sẽ được tư vấn cụ thể về bệnh lý và phương pháp điều trị bằng laser với đảm bảo không biến chứng
- Thần kinh ngoại biên (26.12.2018)
- Điều trị thoát vị đĩa đệm ở đâu ? (25.01.2019)