Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh đang phổ biến ở nước ta và chủ yếu là các trường hợp thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 đến 50. Bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy để có thể giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé để cùng đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc phòng tránh bệnh.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh mãn tính về xương khớp, bệnh tiến triển từ một cách nhanh chóng có thể làm biến dạng cột sống thắt lưng. Những tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống.
Một số trường hợp bị thoái hóa cột sống thắt lưng còn là nguyên nhân gây ra các đau lưngvà các bệnh về xương khớp khác. Thoái hóa cột sống thắt lưng là một thuật ngữ dùng để nói về chứng bệnh ở vùng thắt lưng.
Trước kia thì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp.
Bệnh này thường không có những triệu chứng cụ thể mà chỉ khi đi chuẩn đoán mới có thể biết mình đã mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra các tổn thương chủ yếu ở phần đĩa đệm. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của bệnh:
-
Khi bạn vận động nặng ở vùng thắt lưng trong một khoảng thời gian dài sẽ có cảm giác đau nhức và mỏi.
-
Các cơn đau vùng thắt lưng tăng lên khi thực hiện một số cử động có tác động đến cột sống thắt lưng như cúi đầu, khi đang ngồi mà không thể đứng lên ngay được.
-
Đau âm ỉ hoặc dữ dội khiến khả năng vận động của người bạn có thể bị hạn chế và khó có thể đứng thẳng lưng và thường phải cúi người tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
-
Sau khi lưng của bạn bị chấn thương khiến cho bạn cảm thấy đau lưng một cách đột ngột khi vận động nặng và khi thời tiết thay đổi.
-
Xuất hiện các chứng co cứng cơ cạnh cột sống.
-
Đau vùng lưng dưới cơn đau lan buốt xuống mông và kéo dài xuống chi chân và biểu hiện đau đầu nhất về đêm.
Khi bạn có những biểu hiện nào của bệnh thì cần phải đến các trung tâm y tế để được tư vấn và có phương pháp điều trị sớm nhất, tránh tình trạng biến chứng của bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Dưới đây là một nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng:
-
Tuổi tác: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể khiến bạn bị mắc căn bệnh này. Do khi đã có tuổi thì hệ thống xương khớp bắt đầu thoái hóa dần theo thời gian trong đó có hệ thống xương sống thắt lưng. Khi xương khớp bị thoái hóa thì kèm theo khả năng tái tạo và sinh sản tế bào sụn cũng dần giảm.
-
Ngoài nguyên nhân tuổi tác ra thì còn một số nguyên nhân khác như có tiểu sử chấn thương cột sống, yếu cơ, di truyền, tai nạn trong lao động.
-
Dị tật bẩm sinh khi khiến người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống.
-
Tăng cân: khi trong lượng của bạn đã vượt quá mức sẽ khiến cho vùng thắt lưng cột sống bị tổn thương gây áp lục và làm tổn thương đĩa đệm.
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như:
-
Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau khi vận động mạnh.
-
Đau vùng lưng dưới, và lan xuống mông kéo xuống chân, các cơn đau thường xuất hiện vào đêm.
-
Đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, khi đứng cũng k đứng thẳng được và thường phải đứng vẹo sang một bên.
-
Các cơn đau tăng dần khi vận động, thay đổi thời tiết hay lúc ngủ trở mình cũng đau.
Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra:
-
Viêm xương khớp ở mặt khớp
-
Hẹp ống xương sống thắt lưng
-
Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng
Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Do khoa học công nghệ phát triển thì vấn đề điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng cũng không đáng ngại. Một số phương pháp hay được các bệnh viện lớn áp dụng và điều trị cho hiệu quả cao như: Dùng thuốc, thủy châm, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc đông y.
Để có thể điều trị tốt nhất thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng liệu pháp mà các bác sĩ đã đặt ra.
Cần có sự kết hợp giữa các phương pháp để có thể điều trị bệnh tốt nhất.
Bổ xung thêm các chất dinh dưỡng để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho xương.
Thường xuyên luyện tập thể dục giúp hệ xương có thể phát triển tốt nhất tăng tính dẻo dao và có khả năng phòng tránh các bệnh xương khớp.
- Thần kinh ngoại biên (26.12.2018)
- Điều trị thoát vị đĩa đệm ở đâu ? (25.01.2019)