Điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống

    Điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống

    Điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống

    Thêm giỏ hàng thành công.
    Những điều cần biết về mổ thoát vị đĩa đệm
    Những điều cần biết về mổ thoát vị đĩa đệm
    Những điều cần biết  về mổ thoát vị đĩa đệm

    Mổ thoát vị đĩa đệm đúng hay sai?

    Chi phí và biến chứng sau mổ

    Bs. Trần Đức Anh – 0985075787

    Viện phó Viện Ngoại Khoa Laser

     

    Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền, ở đâu tốt, có xảy ra các biến chứng sau mổ không là băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bệnh nhân giải đáp những thắc mắc liên quan đến phương pháp xâm lấn bằng phẫu thuật này.

    Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị chèn ép quá mức trong thời gian dài. Khi đó, lớp bao xơ bên ngoài bị rách khiến khối nhân nhầy thoát ra chèn ép vào tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Bệnh gây đau đớn, tê ngứa chân tay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

    Bệnh thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên hầu hết người bệnh lại chủ quan với triệu chứng của nó. Theo thống kê, có đến 17% người trên 60 tuổi, 35% người trong độ tuổi lao động từ 20-55 bị bệnh mà không hề hay biết.

    Chỉ khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân mới đi khám và điều trị. Lúc này, nhiều người đã chọn phương pháp điều trị “50-50” là phẫu thuật.

    Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không ?

    Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị hoặc lệch đĩa đệm hiệu quả bằng cả Đông Y và Tây Y. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, hầu hết trường hợp được điều trị bằng phương pháp bảo tồn (dùng thuốc, nghỉ ngơi, luyện tập…) là người bệnh sẽ dần bình phục.

    Tuy nhiên, với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổhoặc thắt lưng nặng, việc dùng thuốc không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

    Trước nay, các phương pháp điều trị ngoại khoa đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nên đa số bệnh nhân đều khá e dè với việc “động dao kéo”. Trên thế giới hiện có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thông dụng, hạn chế rủi ro nhất đó là mổ vi phẫu và mổ nội soi.

    Tuy nhiên, khả năng thành công sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố như: sức khỏe của người bệnh, tình trạng bệnh lý, trình độ chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất của bệnh viện thực hiện.

    Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền ?

    Chi phí phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như:

    ●Theo tình trạng bệnh lý: Có trường hợp đĩa đệm bị thoát vị một tầng, hai tầng hoặc nhiều tầng. Tình trạng bệnh càng phức tạp thì chi phí mổ càng lớn.

    ● Theo phương pháp: Có 2 phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, trong đó mổ vi phẫu có chi phí rẻ hơn mổ nội soi.

    ● Chế độ bảo hiểm của người bệnh: Người bệnh có bảo hiểm y tế sẽ được giảm bớt một phần chi phí mổ thoát vị đĩa đệm.

    ● Cơ sở y tế thực hiện: Thông thường, các bệnh viện công lập sẽ có chi phí phẫu thuật rẻ hơn so với các cơ sở dân lập và quốc tế.

    Cụ thể, với những trường hợp đĩa đệm bị thoát vị đơn thuần, không có hẹp ống sống thì chi phí mổ khoảng 15 – 18 triệu. Mổ nội soi chi phí đắt hơn mổ vi phẫu, chi phí dao động khoảng 40 - 50 triệu đồng.

    Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí hoặc thoát vị kèm theo hẹp ống sống thì ngoài việc mổ thoát vị, người bệnh còn phải đặt nẹp để cố định lại cột sống. Khi đó, chi phí cho nẹp và vít rơi vào khoảng 30 – 32 triệu.

    Tổng chi phí người bệnh phải bỏ ra cho ca mổ là tầm 60 - 150 triệu.

    Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cần chú ý

    Năm 2008, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Spine cho biết, tỷ lệ tái phát và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm tổng hợp trên 20.000 bệnh nhân như sau: 5,4 % người bệnh gặp biến chứng sau 3 tháng đầu; 13,4 % bệnh nhân biến chứng sau 5 năm.

    Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật vô cùng ít ỏi với con số 18,6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những biến chứng mà đa số người bệnh mắc phải bao gồm:

    Cẩn trọng với các biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

    ● Nhiễm trùng sau mổ: Không chỉ riêng mổ thoát vị đĩa đệm mà bất kỳ ca phẫu thuật  nào cũng đều có nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra ở vùng da bị rạch không được vệ sinh kỹ càng, bên trong đĩa đệm hoặc ở ống cột sống gây viêm, mưng mủ và thậm chí là hoại tử.

    ● Đau kéo dài: Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ cơn đau hoàn toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơn đau vẫn có thể quay trở lại chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân là do các rễ thần kinh bị tổn thương không thể hồi phục hoàn toàn. Hơn nữa, vết sẹo sau mổ cũng có thể gây đau đớn âm ỉ, ngứa râm ran khó chịu.

    ● Thoái hóa cột sống: Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật thoát vị có thể khiến cột sống yếu đi và thay đổi hình thái tự nhiên của đốt sống, làm tăng nguy cơ thoái hóa.

    ● Liệt chi: Đây là biến chứng cao nhất của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, khiến bệnh nhân không thể phục hồi trở lại. Tuy nhiên, chỉ ít trường hợp mắc phải biến chứng này.

    Vậy nên, bệnh nhân cần phải được tư vấn và hiểu rõ tình trạng bệnh lý của mình, đồng thời cần được tư vấn đầy đủ các phương pháp và liệu trình có thể điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần được đi thăm khám đúng bác sĩ chuyên môn và bệnh viện chuyên nghành, từ đó hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

    Chia sẻ:
    Facebook chat